Mâm ngũ quả là nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt vào dịp Tết. Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa cầu mong năm mới bình an, hạnh phúc mà còn thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên. Hiện nay, có nhiều cách bày trí mâm quả ngày Tết khác nhau tùy theo mỗi vùng miền. Vậy cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc sẽ như thế nào? Những điều cấm kỵ khi chưng mâm hoa quả ngày Tết là gì? Hãy cùng Pasta Fresca Saigon tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả trong ngày Tết không chỉ đơn thuần là sự trang trí tinh tế, mà còn mang theo những ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, tâm linh và gia đình. Mỗi loại trái cây đều đại diện cho những mong ước tốt lành của gia chủ trong năm mới.
Đối với người Việt, trên mâm ngũ quả thường được chưng 5 loại trái cây khác nhau. Vì họ mong muốn cầu được ngũ phúc lâm môn, tức 5 điều phúc đến cửa nhà:
- Phú: Giàu có, nhiều của cái
- Quý: Phẩm chất sang trọng
- Thọ: Sống lâu trăm tuổi
- Khang: Có nhiều sức khỏe
- Ninh: Cuộc sống bình an
Ngoài ra, việc sắp xếp mâm ngũ quả cũng mang theo quy tắc cụ thể. Con số 5 thể hiện cho sự may mắn, phát triển bền vững, rất tốt trong phong thủy. Do đó, người Việt chọn 5 loại trái cây chưng ngày Tết nhằm mục đích muốn âm dương, đất trời hòa hợp, mọi việc sẽ thuận lợi, suôn sẻ và thành công cho một năm mới sắp đến.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Đối với người miền Bắc, việc trang trí mâm quả ngày tết không chỉ phải đẹp mắt mà còn phải hợp phong thủy. Những loại quả được chọn để trưng bày thường có 5 màu tuân theo Ngũ hành: Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh lá), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng).
Vậy mâm hoa quả ngày Tết ở miền Bắc có những gì? Một mâm ngũ quả đúng chuẩn đối với người miền Bắc là phải có đủ: chuối xanh, bưởi, phật thủ, quất cảnh, lựu, dứa, hồng,…Hiện nay, cách bày trí hoa quả trên bàn thờ gia tiên cũng trở nên phong phú hơn nhiều. Người dân miền Bắc có thể chưng thêm nhiều loại quả khác thành cửu, thập quả tùy sở thích.
Ý nghĩa các loại trái cây trên mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Chuối xanh
Chuối xanh tượng trưng cho sự sung túc, sum vầy, gia đình đoàn kết. Hình ảnh nải chuối xanh cong cong ôm lấy các loại quả khác còn tượng trưng cho sự đùm bọc, che chở lẫn nhau.
Quả bưởi
Quả bưởi căng tròn, còn nguyên lá xanh mang ý nghĩa mong cầu cho một năm mới đủ đầy, hạnh phúc, mọi điều may mắn, an khang, thịnh vượng.
Quả phật thủ
Phật thủ có hình dáng đặc biệt, giống như bàn tay Phật đang ban phước lành. Loại quả này tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Khi chưng phật thủ, người miền Bắc cảm thấy như được che chở và ban phước lành từ Đức Phật.
Quả lựu
Quả lựu có hình dáng tròn, bên ngoài màu hồng, bên trọng nhiều hạt, được liên tưởng như những viên pha lê xinh xắn. Điều này đại diện cho sự thịnh vượng, con đàn cháu đống như mong muốn của nhiều gia đình.
Quả quất cảnh
Một loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc là quất cảnh. Khi chưng loại quả này, họ mong muốn hướng đến những điều tốt lành, sự thành công và sung túc trong năm mới.
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc
Trong mâm ngũ quả miền Bắc, hoa quả sẽ được xếp xen kẽ các màu để tạo nên sự sinh động và hài hòa về màu sắc. Một bố cục thường thấy là nải chuối xanh sẽ được đặt dưới cùng để nâng đỡ, bao bọc các loại quả xung quanh. Tiếp đến là quả bưởi hoặc phật thủ đặt ở giữa nải chuối. Sau đó, gia chủ sẽ bày trí các loại quả khác sao cho nhìn đẹp mắt, hài hòa là được.
Cách chọn trái cây bày trong ngày Tết miền Bắc
- Khi lựa chọn quả để chưng mâm ngũ quả, cần lưu ý chọn những quả tươi ngon, không bị dập nát.
- Quả chưng mâm ngũ quả nên có đủ 5 màu sắc: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, tượng trưng cho ngũ hành.
- Nên chưng mâm ngũ quả trước Tết khoảng 1-2 ngày để quả được tươi ngon.
Những điều kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Không chọn quả chín đẹp
Mâm ngũ quả thường sẽ được chưng dài ngày suốt dịp Tết. Do đó, nếu chọn những quả chín, có màu sắc đẹp mắt để chưng sẽ rất dễ bị hư hỏng. Đây được xem là điều không may mắn trong những ngày đầu năm. Bạn nên chọn những loại quả còn xanh hoặc sắp chín, khi đến Tết là vừa đẹp.
Không nên bày hoa quả giả
Sử dụng hoa quả giả để trưng bày là điều cấm kỵ không nên phạm phải. Điều này được xem là không tôn trọng ông bà, tổ tiên, dễ bị quở trách ảnh hưởng đến sự may mắn của gia đình trong năm mới.
Không nên rửa sạch trái cây trước khi chưng
Nhiều gia đình có thói quen rửa sạch trái cây rồi mới chưng lên mâm ngũ quả. Tuy nhiên, việc rửa nước sẽ làm quả sớm bị chín và hư nhanh chóng. Do đó, khi mua về, mọi người chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sơ trái cây là được.
Trang trí thêm hoa lên mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả chỉ nên bày trái cây, không nên bày thêm hoa hay đồ vật khác. Hoa quả tượng trưng cho sự may mắn, sung túc. Còn hoa và đồ vật khác có thể mang đến những điềm xấu, không may cho gia đình.
Không bày quả có gai
Quả có gai tượng trưng cho sự xù xì, không êm ái, có thể mang đến những điều không may mắn.
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết các thông tin liên quan đến mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc. Hy vọng rằng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nét văn hóa đặc sắc của vùng miền này.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang ở Sài Gòn và mong muốn tìm kiếm một không gian riêng tư, ấm cúng để cùng thưởng thức bữa tối với gia đình hoặc người yêu vào dịp Tết thì Pasta Fresca Saigon là điểm đến lý tưởng dành cho bạn. Với những món ăn thơm ngon, đậm chất châu Âu cùng khung cảnh lãng mạn vô cùng “chill” sẽ là trải nghiệm rất đáng nhớ trong những ngày đầu năm mới đấy. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và đặt bàn sớm nhất nhé!