Tết Trung Thu Ở Trung Quốc Gọi Là Gì? Có Những Hoạt Động Gì?

15/07/2023

Tết trung thu của Trung Quốc hay Tết Trung thu của người Hoa là một dịp đặc biệt để sum vầy và tụ họp. Giống như Việt Nam, lễ Trung thu ở Trung Quốc là dịp để các em thiếu nhi vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, lễ Trung thu diễn ra ở Trung Quốc có rất nhiều hoạt động đặc sắc khác và nhiều tên gọi khác nhau. Vậy, Tết Trung thu ở Trung Quốc gọi là gì? Có những hoạt động như thế nào? Cùng PASTA tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tết Trung Thu Ở Trung Quốc Gọi Là Gì? Thời Gian Diễn Ra Tết Trung Thu Của Trung Quốc

Theo quan niệm của người Trung Quốc, mùa thu bắt đầu và kết thúc vào khoảng tháng 7 đến tháng 9, mà tháng 8 lại nằm giữa 2 tháng này và ngày 15/8 là ngày chính thu hàng năm. Do đó, Tết Trung thu của Trung Quốc sẽ được tổ chức vào ngày 15/8 hàng năm.

Tết Trung thu ở Trung Quốc gọi là gì? Tên gọi Tết Trung thu của người Hoa (中秋节) gắn liền với thời gian diễn ra sự kiện, chính là vào giữa mùa Thu. Ngoài cái tên Tết Trung thu thì lễ hội này còn có nhiều tên gọi khác như: Tết hoa đăng, Tết trông trăng, Tết thiếu nhi, lễ cúng trăng, lễ sum họp…

Tết Trung Thu Của Người Hoa
Thời gian và tên gọi khác của Tết Trung thu của Trung Quốc

Nguồn Gốc Tết Trung Thu Của Trung Quốc

Sau khi đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi Tết Trung thu ở Trung Quốc gọi là gì thì chúng ta cùng đi tìm hiểu về nguồn gốc của Tết Trung thu của người Hoa này nhé. Nhìn chung, lễ Trung thu tại Việt Nam và Trung Quốc có khá nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên về bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục cũng như nguồn gốc lại khác nhau. Nguồn gốc của Tết Trung thu của Trung Quốc có thể bắt nguồn từ 2 câu chuyện sau đây.

Truyền Thuyết Về Chuyện Tình Giữa Hậu Nghệ Và Hằng Nga

Truyền thuyết kể rằng, từ thuở khai sơ Trái đất có đến 10 mặt trời. Điều này khiến dân chúng lầm than khi phải chịu nắng nóng và hạn hán kéo dài. Bấy giờ, chứng kiến cảnh khổ cực của dân chúng nên Ngọc Hoàng lệnh cho Hậu Nghệ bắn hạ chín mặt trời để cứu khổ cho dân chúng. Để thưởng công cho Hậu Nghệ, Ngọc Hoàng đã bạn cho chàng một viên thuốc trường sinh bất tử. Hậu Nghệ lĩnh thưởng và mang nó về nhà cất giữ vào một chiếc hộp và định sau này sẽ chia sẻ cùng người vợ xinh đẹp là Hằng Nga.

Tuy nhiên, vào một ngày nọ, Hằng Nga vì lòng tò mò mà mở chiếc hộp ra uống viên thuốc. Vì dược tính quá mạnh mà nàng đã bay lên trời cao và hạ xuống Mặt Trăng. Sau khi Hậu Nghệ vừa về nhà phát hiện ra thì mọi chuyện đã quá muộn. Kể từ đó, hai vợ chồng cách biệt nhau vĩnh hằng. Hằng Nga chỉ biết bầu bạn cùng một chú thỏ ngọc đang sống trên cung trăng cùng mình.

Truyền thuyết Hậu Nghệ Hằng Nga
Truyền thuyết về chuyện tình giữa Hậu Nghệ và Hằng Nga

Nguồn Gốc Từ Câu Chuyện Dương Quý Phi Từ Thời Nhà Đường

Tết Trung thu ở Trung Quốc gọi là gì? Một giả thuyết khác về nguồn gốc Tết Trung Thu của Trung Quốc đến từ câu chuyện của một trong tứ đại mỹ nhân thời nhà Đường – Dương Quý Phi. Cổ nhân truyền rằng, ngay khi cua Đường Huyền Tông bị ép ban tử cho Dương Quý Phi để yên lòng dân thi vua nhung nhớ và tiếc thương người đến mức quên ăn quên ngủ. Các tiên nữ trên trời vì động lòng thương xót nên đã cho phép vua được lên trời thăm Dương Quý Phi vào đêm trăng sáng nhất của chính thu, tức rằm tháng Tám Âm lịch hàng năm. Kể từ đó, nhà vua đặt ra lễ Trung thu nhằm tưởng nhớ đến vị sủng phi của ngài.

Tết Trung Thu Trung Quốc
Câu chuyện của Dương Quý Phi và nguồn gốc của Tết Trung thu của Trung Quốc

Các Hoạt Động Vào Dịp Lễ Tết Trung Thu Của Trung Quốc

Thưởng Trăng – Tết Trung Thu Ở Trung Quốc Gọi Là Gì?

Thưởng trăng (ngắm trăng) là hoạt động ý nghĩa có từ thời xa xưa của người Trung Quốc vào dịp lễ Trung thu. Phong tục ngắm trăng nhằm cảm nhận về vẻ đẹp và giá trị của ngày này vào đêm trung thu. Sách sử lưu truyền từ thời nhà Chu đề cập đến nhiều lễ cúng trăng vào đêm trăng sáng nhất trong năm nhằm đón thập giá giao mùa tức mùa đông.

Sau này, đến thời Đường – Tống, ngắm trăng và thưởng thức bánh trở nên phổ biến và được người dân quan niệm Trung thu là Tết đoàn viên. Hằng năm, cứ đến dịp Trung thu thì người dân thường nô nức chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng và thưởng ngoạn các mỹ nhân vào đêm trăng rằm này. Đây được xem là khoảnh khắc thiêng liêng đối với người dân Trung Quốc. Bên cạnh việc đoàn viên thì hình ảnh trăng tròn chính thu mang đến cho họ cảm giác no ấm, đầy đủ và mong muốn may mắn, hạnh phúc.

Tết Trung Thu Ở Trung Quốc Gọi Là Gì
Ngắm trăng – Hoạt động ý nghĩa vào dịp Tết Trung thu của Người Hoa

Cúng Trăng

Tết Trung thu ở Trung Quốc gọi là gì? Các hoạt động trong dịp Tết Trung thu của Người Hoa. Một hoạt động mang ý nghĩa vào dịp Trung thu được người Trung Quốc lưu giữ chính là cúng trăng. Cúng trăng hay còn gọi là tế trăng, là một hoạt động có nguồn gốc xa xưa nước Tề. Tương truyền khi xưa có một cô gái xấu xí nhưng rất tài giỏi.

Đặc biệt, cô gái này rất thành tâm kính cầu thần mặt trăng. Chính vì thế, cô được tuyển chọn vào cung nhưng không được nhà vua sủng ái. Vào một đêm trăng rằm tháng tám, nàng dạo bước dưới trăng được nhà vua bắt gặp tại hoa viên. Cảm nhận vẻ đẹp thuần khiết từ nàng, nhà vua phong nàng làm Hoàng hậu. Vì thế, tế trăng cũng là một hoạt động cầu mong thành kính một mỹ nhân thuần khiết như Trường An của nước Tề thời xưa.

Ăn Bánh Trung Thu

Ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu là những giây phút cảm nhận sự đoàn tụ và ấm áp của người Trung Quốc. Hương vị và hình dáng của bánh trung thu đem lại cảm nhận no đủ, ấm áp sau vụ mùa.

Tết Trung Thu Ở Trung Quốc Gọi Là Gì
Ăn bánh Trung thu – Hoạt động sum vầy ấm áp vào dịp Trung thu

Xem thêm: Top 6 Nhà Hàng Ấm Cúng, Không Gian Sân Vườn Ở Sài Gòn

Thả Đèn Lồng – Tết Trung Thu Ở Trung Quốc Gọi Là Gì

Vào dịp 15/8 Âm lịch hàng năm, người dân Trung Quốc có hoạt động thả đèn lồng lên trời. Việc này nhằm cầu mong hạnh phúc, may mắn đối với bản thân và những người xung quanh. Đây cũng là dịp các bạn trẻ nhắn gửi sự cầu mong hạnh phúc ấm no cho gia đình cũng như gửi những lời yêu thương, tỏ tình đến người mình yêu mong trời sắp xếp cho mối lương duyên tốt lành của họ. Họ quan niệm khi cầu mong thành tâm, những điều ước sẽ được bay xa và trở thành hiện thực.

Tết Trung Thu Của Người Hoa
Thả đèn lồng – Hoạt động cầu mong bình an của người Trung Quốc vào dịp Trung thu

Múa Rồng

Tết Trung thu ở Trung Quốc gọi là gì? Hoạt động nào trong ngày lễ rộn nhịp nhất? Múa rồng là hoạt động vào dịp Trung thu có ý nghĩa với người dân Trung Quốc. Nhiều địa phương tại Trung Quốc tổ chức tiệc múa rồng lửa đón Trung thu từ tối 14/8 âm lịch. Những con rồng thường được làm khoảng 70m, chia làm 32 khúc. Vào dịp lễ này khi kéo rồng đi khắp các con phố người dân quan niệm sẽ xua đuổi được tà ma và cầu may mắn, bình an cho mọi người.

Hoạt động múa rồng
Múa rồng – Hoạt động theo tín ngưỡng nhằm xua đuổi tà ma, đem lại hạnh phúc cho người dân

Xem thêm: 6 Địa Điểm Vui Chơi Cho Bé Ở Sài Gòn Ba Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Giải Câu Đố – Tết Trung Thu Ở Trung Quốc Gọi Là Gì

Hoạt động giải câu đố được nhiều người Trung Quốc ủng hộ và yêu thích. Họ quây quần bên gia đình, giải câu đố, treo trên một chiếc đèn lồng và cùng nhau thưởng thức. Kèm theo đó là hoạt động ngắm trăng, uống trà, ăn bánh, rất ấm áp và ý nghĩa.

Tạm Kết

Những nét đặc sắc về văn hoá giúp người dân được củng cố về tinh thần. Sự mới lạ và đa dạng về văn hoá mỗi nước sẽ đem đến một ý nghĩa cho người dân. Lễ Trung thu của Trung Quốc cũng là một nét văn hoá đặc sắc, ý nghĩa với người Trung Quốc. Chúng ta vừa tìm hiểu Tết Trung thu ở Trung Quốc gọi là gì? Và những hoạt động ý nghĩa diễn ra trong dịp Tết Trung Thu của người Hoa này. Cùng theo dõi PASTA trong những bài viết sắp tới để có thêm những thông tin hữu ích khác nhé!

Đăng trong Blog
Viết bình luận

Liên hệ Đặt Bàn