Phong Tục Gói Bánh Chưng Ngày Tết Và Ý Nghĩa Xa Xưa

10/01/2024

Mỗi khi có ai đó giới thiệu về phong tục ngày Tết, sẽ có rất nhiều người nói về những phong tục như dọn nhà đón Tết, trưng bày bàn thờ, trưng mâm ngũ quả, cúng ông Táo, cúng rước ông bà, đặc biệt là phong tục gói bánh chưng ngày Tết. Đây là một trong những phong tục không thể nào thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Vậy phong tục nấu bánh chưng ngày Tết có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

Lịch sử ra đời phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Có thể nói, phong tục gói bánh chưng, bánh dày đã xuất phát từ đời Hùng Vương thứ sáu. Dựa theo truyền thuyết ở Việt Nam ta, Vua Hùng đã triệu tập tất cả những người con của mình vào ngày Giỗ Tổ nhà vua. Tương truyền rằng vị quan lang nào tìm được món lễ vật dâng cho tổ tiên hợp ý nhất thì sẽ được truyền lại ngôi báu. Các vị hoàng tử tìm kiếm rất nhiều sơn hào hải vị và ngọc ngà châu báu; hay các sản vật quý hiếm để có thể dâng lên vua cha.

Trong khi đó, Lang Liêu là một vị quan lang đứng thứ 18. Vốn có người mẹ bị ghẻ lạnh và không có người giúp đỡ nên rất khó lòng để tìm được những món đồ quý giá. Trong một đêm nọ, Lang Liêu nằm mộng và có thấy một vị tiên đến nói rằng Trái Đất này không có gì quý giá hơn gạo.

Hãy đem gạo nếp làm thành bánh hình vuông và hình tròn tượng trưng cho đất và trời. Bên trong của bánh, hãy sử dụng những loại mỹ vị. Bên ngoài dùng lá bọc lại, với ngụ ý chỉ công đức lớn lao của cha mẹ. Lang Liêu đã nghe theo lời thần dặn và sử dụng gạo nếp, thịt heo, đậu xanh và lá dong để làm nên món bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho trời và đất.

Sau khi dâng lễ vật này lên cho vua cha, ông rất vừa ý và quyết định sẽ truyền lại ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh dày và bánh chưng trở thành một lễ vật quý giá trong những nghi thức thờ cúng tổ tiên cũng như xuất hiện trong ngày Tết của người dân Việt Nam hiện nay.

phong tục gói bánh chưng ngày Tết
Truyền thuyết bánh chưng bánh dày

Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Chiếc bánh chưng vào ngày Tết thì có rất nhiều những ý nghĩa khác nhau, nhưng bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn những ý nghĩa đặc biệt nhất.

Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất; còn bánh dày sẽ có hình tròn tượng trưng cho mặt trời hay bầu trời. Đất nước Việt Nam phát triển từ nền văn minh lúa nước. Chính vì vậy nên rất coi trọng việc thờ cúng trời đất. Người Việt Nam thường dâng bánh chưng trong những ngày lễ cúng Tết để bày tỏ được lòng thành và sự biết ơn đến với đất trời vì một năm mưa thuận, gió hòa.

Bên cạnh đó, bánh chưng còn giúp thể hiện được tinh thần uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về ông bà tổ tiên của người dân Việt Nam. Vào những ngày cuối năm, nhà nhà sẽ thường quây quần bên nhau và cùng nhau chuẩn bị những nguyên liệu để gói bánh chưng. Người sẽ lau lá, người vo gạo, người ngâm nếp tạo nên một khung cảnh vô cùng ấm áp và quen thuộc trong trí nhớ của bất cứ ai. Dù là những người xa nhà. Sau khi đã chuẩn bị xong, cả nhà sẽ cùng nhau gói bánh.

Ông bà và cha mẹ sẽ hướng dẫn cho những đứa trẻ con trong nhà những cách tạo ra chiếc bánh chưng vuông vức và thơm ngon nhất. Mọi người sẽ cùng nhau ngồi quây quần bên nồi bánh chưng và trò chuyện về một năm cũ đã qua. Đây là điều khiến cho phong tục gói bánh chưng ngày Tết trở nên ý nghĩa và đặc biệt hơn bao giờ hết. Khi mà rất nhiều thế hệ trong một gia đình sum vầy bên nhau. Trong không khí rạo rực của những ngày cận Tết, bánh chưng không chỉ đơn giản là một món bánh để thờ cúng đất trời mà còn là một sự tượng trưng cho niềm vui, sum họp và niềm hân hoan khi ngày Tết đang gần đến.

phong tục nấu bánh chưng ngày Tết
Phong tục gói bánh chưng ngày Tết cũng dần dần trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp và được lưu giữ từ năm này sang năm khác

Cách làm món bánh chưng truyền thống

Món bánh chưng truyền thống được mang rất nhiều những ý nghĩa lớn lao. Bánh chưng chỉ được tạo nên từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản như đậu xanh, gạo nếp, thịt heo, lá dong và dây lạc; thế nhưng cách sơ chế và thực hiện lại tương đối phức tạp. Vì chỉ có phức tạp thì mới có thể chế biến những nguyên liệu đơn giản này thành những chiếc bánh đẹp mắt và thơm ngon.

Lá dong cần phải được làm sạch và lau thật kỹ càng. Đối với nếp, bạn phải lựa chọn loại hạt to đều như nếp cái hoa vàng và ngâm ít nhất là 8 tiếng. Trước khi gói bánh đậu xanh thì nên lựa chọn các loại đậu xanh tiêu có hạt nhỏ, ruột vàng. Đối với thịt heo làm bánh chưng thì ngon nhất vẫn là loại thịt có nạc và mỡ vừa đủ, không quá nạc, cũng không quá mỡ.

Đối với phong tục gói bánh chưng ngày Tết, các bạn nên chuẩn bị thêm một vài khuôn gói bánh. Đây là một trong những dụng cụ sẽ giúp cho bánh của bạn được vuông vức hơn và canh được lượng nguyên liệu một cách vừa đủ. Sau khi xếp lá vào khuôn, các bạn sẽ cho từng loại nguyên liệu vào theo thứ tự nếp – đậu xanh – thịt – đậu xanh – nếp. Và gói thật kỹ càng, sau đó buộc chặt bánh bằng dây lạc.

Tiếp đến, cho bánh vào nồi, đổ ngập nước và nấu trong khoảng từ 8 đến 10 giờ là bánh sẽ được chín. Tùy theo phong tục ngày Tết ở từng khu vực khác nhau, sở thích của mỗi người mà bạn có thể làm bánh chưng mặn hoặc bánh chưng ngọt. Có thể thay đổi lượng thịt nạc và thịt mỡ trong bánh.

giới thiệu về phong tục ngày Tết
Như vậy, các bạn đã có cho mình những chiếc bánh chưng nóng hổi và ngon khó cưỡng

Lời kết

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục gói bánh chưng ngày Tết và cách để tạo ra một món bánh chưng truyền thống. Đừng quên FOLLOW Pasta Fresca Saigon ngay hôm nay để cập nhật những thông tin thú vị nhất về ngày Tết và dân tộc Việt Nam bạn nhé.

Đăng trong Blog
Viết bình luận

Liên hệ Đặt Bàn