Phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam có nguồn gốc như thế nào? Ý nghĩa của dịp lễ Tết trung thu trong văn hoá ở Việt Nam ra sao? Đây được xem như là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt, hình ảnh Tết Trung Thu tại Việt Nam nổi bật với những chiếc lồng đèn lung linh ánh nến toả sáng ở khắp mọi nơi, được trẻ em và người lớn vô cùng yêu thích. Bên cạnh đó, loại bánh Trung Thu cũng được bày bán rộng rãi, một món ăn độc đáo không thể thiếu mỗi dịp gia đình sum vầy, đoàn viên!
Nguồn gốc về phong tục văn hóa Tết Trung Thu ở Việt Nam
Đến nay, vẫn chưa văn bản nào xác minh nguồn gốc chính xác của Tết Trung Thu. Song theo lưu truyền từ xa xưa, chúng bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước hoặc cũng có thể học hỏi, tiếp nhận từ nền văn hoá triệu dân – Trung Hoa.
Văn minh lúa nước
Theo các nhà khảo cổ, hình ảnh về dịp Tết Trung Thu đã từng được khắc dấu trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Ngoài ra, theo văn bia chùa Đọi năm 1121, từ thời nhà Lý, Trung Thu đã trở thành dịp lễ chính thức, tổ chức ở kinh thành Thăng Long với nhiều hoạt động như hội đua thuyền, rước đèn, múa rối nước. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu rất được chú trọng, tổ chức cực kì xa hoa. Thời điểm tổ chức vào tháng 8 hàng năm, khi việc thu hoạch, gieo trồng đã hoàn thành xong, là lúc người nông dân được nghỉ ngơi, vui chơi sau 1 mùa vụ dài.
Văn hóa Trung Hoa
Theo tích xưa, Tết Trung Thu bắt đầu từ thời vua Duệ Tôn (nhà Đường). Vào đêm khuya rằm tháng tám, trăng tròn tuyệt đẹp, khi đang dạo chơi ngoài thành, nhà vua đã gặp một vị tiên giáng trần, hoá phép để tạo một chiếc cầu vòng, một đầu giáp với cung trăng, một đầu còn lại chạm mặt đất. Nhà đã leo lên cây cầu đặc biệt này đến cung trăng, dạo chơi nơi cung Quảng. Sau thời gian thăm thú nơi đây, vị vua Đường trở về chốn trần gian. Tuy nhiên do vẫn còn lưu luyến cảnh sắc diệu kì nên ông đã ra lệch cho nhân dân tổ chức bày tiệc, rước đèn vào ngày rằm tháng 8 hàng năm. Từ đó, việc bày tiệc, rước đèn dần dần trở thành phong tục trong dân gian, lưu truyền nguyên vẹn đến ngày nay.
Trong phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam sẽ bao gồm những gì?
Theo phong tục tết trung thu ở Việt Nam từ xa xưa cho đến nay, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, sum họp bên nhau. Cùng nhau bày mâm cỗ cúng trên bàn thờ và mâm cỗ cúng trời đất (hay còn gọi là cúng Trăng). Sau đó thưởng thức bánh Trung thu, uống trà và ngắm trăng. Còn trẻ em tham gia rước đèn, ca múa hát, chơi rồng rắn lên mây, hoặc đi chơi theo các đoàn múa lân, múa rồng.
Một cái Tết Trung Thu trọn vẹn ở Việt Nam sẽ bao gồm hình ảnh những món ăn và hoạt động sau đây:
Mâm cỗ
Mâm cỗ Trung Thu thông thường sẽ bày biện những loại bánh nướng, hoa quả, bánh chay, bánh dẻo có hình lợn mẹ cùng đàn lợn con béo múp. Hoặc cũng có thể thay bằng bánh có hình cá chép. Hạt bưởi thường được bóc vỏ, xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi diễn ra hôm rằm. Những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Ngoài ra còn có các loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này như quả thị, chuối, cốm, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na. Và chắc chắn là không thể thiếu bưởi.
月餅
Từ truyền thống đến hiện đại, dù có sở hữu nhiều nguyên liệu làm bánh. Hay hình thức trình bày đẹp mắt và đa dạng hơn đi chăng nữa thì những chiếc bánh trong phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam vẫn được chia làm 2 loại chính như sau: bánh nướng, bánh dẻo.
+Bánh nướng: Vỏ bánh được làm hoàn toàn từ bột mì. Để tạo vị ngọt cho bánh, người ta thường trộn mạch nha với vỏ bánh để tạo thành màu hổ phách. Nhân bánh nướng là nhân thập cẩm, nhân trứng muối, hạt sen đậu xanh, khoai môn,…
+Bánh dẻo: Loại bánh dẻo truyền thống sẽ được làm với vỏ bánh từ gạo nếp rang xay mịn. Nước đường kính trắng đun sôi (để nguội hoàn toàn) và nước hoa bưởi. Để giữ được vẹn nguyên màu sắc trắng cho vỏ bánh dẻo. Người ta sẽ không dùng đường mạch nha như bánh nướng. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh sẽ được nặn, ép khuôn. Hoàn toàn có thể sử dụng được ngay mà chẳng cần phải nướng.
Rước đèn: Hình ảnh ý nghĩa và quen thuộc dễ thấy ở tết trung thu Việt Nam
Những chiếc đèn ông sao, làm bằng giấy kiếng đỏ, đốt nến bên trong vẫn là biểu tượng vô cùng đặc biệt, in dấu ấn khó quên trong lòng người dân nước ta; nhất là trong phong tục tết trung thu ở Việt Nam. Đến nay, phần lớn lồng đèn được làm thành nhiều kiểu khác nhau như đèn bươm bướm, đèn cá chép,…Có sử dụng giấy kiếng màu vàng, xanh lam,….Hoặc cũng có thể lồng đèn bằng nhựa, sử dụng pin, có cả nhạc, phong phú từ kiểu dáng đến kích thước.
Rước đèn là một trong những hoạt động được các em nhỏ nông thôn và thành thị yêu thích. Vào đêm trăng rằm, trẻ em mọi nhà sẽ cùng nhau rước đèn khắp các con đường của làng quê, phố phường. Cùng ngân nga những ca khúc mang đậm sắc màu của ngày Tết Trung Thu.
Múa lân – Phong tục không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu ở Việt Nam
Phải nói, múa lân là hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến phong tục tết trung thu ở Việt Nam ta. Tết Trung thu đường phố nhộn nhịp hoà cùng tiếng trẻ em ca hát, tiếng trống của những đoàn múa lân. Múa lân là một trong những hoạt động vô cùng đặc sắc. Người Trung Quốc múa Lân vào dịp tết Nguyên Đán, trong khi đó người Việt lại múa Lân vào dịp Tết Trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15.
Đội múa Lân sẽ bao gồm một người đội chiếc đầu lân, chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành, do đó múa Lân đêm Trung thu là ước mong cho những an lành, niềm vui đến với mọi nhà. Tiếng trống nhộn nhịp, hoà cùng tiếng hò reo, cổ vũ, những chiếc áo Lân đầy màu sắc nổi bật sẽ mang đến cho các bé những trải nghiệm văn hoá thú vị và đáng nhớ nhất.
Tổng kết: Ý nghĩa phong tục Tết trung thu ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu nền văn hoá lâu đời. Phong tục tết trung thu ở Việt Nam mang trong mình những dấu ấn truyền thống xưa cũ được ông bà, cha mẹ gìn giữ đến hôm nay. Cho dù đất nước chúng ta có phát triển khắp năm châu, phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam vẫn sẽ là dịp trân quý để nhớ ơn ông bà, để cả nhà quây quần đoàn viên.