What's Good About Vietnamese Traditional Tet Customs?

20/12/2023

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam hay các phong tục ngày Tết Nguyên đán là một trong những chủ đề rất được nhiều người quan tâm, đặc biệt là mỗi độ Tết đến xuân về. Đối với những ai tìm hiểu đến phong tục của người Việt Nam, chắc chắn rằng họ sẽ cảm thấy vô cùng thú vị với những tập tục mà chỉ ngày Tết mới có. Vậy đâu là các phong tục ngày Tết Việt Nam ghi đậm dấu ấn, bản sắc dân tộc? Phong tục tập quán ngày Tết Việt Nam như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam tạo nên dấu ấn bản sắc Việt

Đoàn tụ bên ông bà và gia đình vào dịp Tết

Theo như quan niệm của người Việt Nam thì những ngày Tết đến xuân về là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ với nhau. Bên cạnh đó là mở rộng các mối quan hệ xã hội. Việc làm này giúp tôn lên được nét đẹp của tình cảm gia đình, tình cảm đôi lứa, tình thầy trò, tri kỷ hay bạn bè.

Đồng thời, theo phong tục của ngày Tết cổ truyền thì đây là một trong những dịp để tỏ lòng biết ơn hay đoàn tụ cùng với ông bà, tổ tiên, những người thân đã mất. Theo phong tục từ xưa đến nay thì bữa cơm giao thừa đến ba ngày Tết chính, các gia đình sẽ có thói quen thắp hương để mời ông bà, những người thân đã mất, tổ tiên về dùng cơm để vui Tết cùng với gia đình.

phong tục Tết
Đây là một trong những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam được truyền từ lâu đời và vẫn giữ cho đến ngày hôm nay

Viếng mộ của tổ tiên

Một trong những phong tục nối tiếp sau đó là việc viếng thăm mộ của ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó là dọn dẹp nơi an nghỉ của ông bà hay người thân. Đây là một trong những phong tục vô cùng phổ biến và thể hiện được đạo hiếu cùng lòng biết ơn, kính trọng đối với đấng sinh thành, bậc tổ tiên đã khuất.

Phong tục Tết cúng ông Công ông Táo

Theo như phong tục của người Việt Nam thì cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình sẽ tiến hành làm lễ để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Ông Công, ông Táo khi về trời sẽ báo cáo mọi việc của gia chủ với Ngọc Hoàng. Và trong những ngày này, mọi người sẽ tiến hành dọn dẹp nhà bếp thật sạch sẽ, mua cá vàng, nấu cơm cỗ để cúng tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Đối với mỗi vùng miền, mâm cúng sẽ có những món ăn có thể khác nhau.

phong tục Tết cổ truyền Việt Nam
Tuy nhiên không thể nào thiếu cá chép và những bài vị cúng quen thuộc

Phong tục Tết, gói và nấu bánh tét, bánh chưng

Một trong những món bánh đại diện cho những ngày Tết đến xuân về ở Việt Nam chính là bánh chưng và bánh tét. Đây là một đặc trưng không thể nào thiếu và được rất nhiều gia đình vẫn giữ cho đến thời điểm hiện tại. Bánh tét và bánh chưng là món ăn truyền thống. Mọi người sẽ cùng nhau gói và nấu bánh, bên cạnh đó là thức thâu đêm trò chuyện khi chụm lửa cho nồi bánh chưng.

Mâm ngũ quả vào ngày Tết

Mâm ngũ quả được chưng trên bàn thờ tổ tiên là một trong những phong tục không thể thiếu. Ở mỗi vùng miền khác nhau thì sẽ có những cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau. Các loại trái cây được sử dụng đều mang những ý nghĩa chung là cầu chúc cho gia chủ một năm mới may mắn, bình an, phú quý và an khang.

Phong tục Tết xông đất đầu năm

Theo quan niệm của người Việt Nam từ xưa đến nay thì việc xông đất đầu năm là một trong những phong tục ngày Tết không kém phần quan trọng. Việc nhờ người hợp tuổi, hợp mạng với gia chủ đến xông đất sẽ mang ý nghĩa như việc cầu một năm mới hạnh phúc và làm ăn phát đạt. Thời điểm xông đất thường sẽ là sau phút giao thừa.

phong tục ngày Tết Việt Nam
Người xông đất thường là những người hợp tuổi, vui tính, hay gặp nhiều may mắn và hợp tính tình với chính gia chủ

Chúc Tết mừng tuổi và lì xì đầu năm mới

Mừng tuổi lì xì và chúc Tết đầu năm mới là một trong những phong tục rất được các bé nhi yêu thích vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Vào những ngày Tết, mọi người sẽ thường dành tặng cho nhau những lời chúc vô cùng ý nghĩa và tốt đẹp. Đồng thời là trao tặng nhau những bao lì xì may mắn. Việc dành tặng cho các em bé nhỏ những bao lì xì sẽ đại diện cho những lời chúc về sự may mắn, an vui và vui vẻ.

Phong tục Tết cúng tất niên

Cúng tất niên là một trong những nghi thức cúng kính vô cùng quan trọng dựa theo phong tục ngày Tết cổ truyền của người dân tại Việt Nam. Vào ngày 30 Tết hoặc các ngày cận Tết, các gia đình thường sẽ dâng một mâm cỗ với sự sắp xếp tươm tất để thắp hương, mời thần linh và ông bà về ăn Tết cùng với gia đình; đồng thời để sum vầy, tụ họp cùng với con cháu để kết thúc một năm cũ và chào đón một năm mới với sự thịnh vượng và bình an.

Đi chùa và hái lộc

Hái lộc đầu năm là một trong những vẻ đẹp vô cùng tâm linh, được duy trì trong ngày Tết của rất nhiều vùng miền. Mọi người sẽ đi chùa đầu năm để thể hiện lòng tôn kính đối với thần linh, với Phật và tổ tiên; vừa để cầu cho bản thân một năm mới với nhiều điều may mắn, bình an và tài lộc cho chính gia chủ.

phong tục tập quán ngày Tết Việt Nam
Đi chùa cầu bình an ngày Tết

Epilogue

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những phong tục Tết cổ truyền của người Việt Nam.

Và nếu như bạn đang ở Sài Gòn, muốn tìm kiếm cho mình, gia đình, người thân hay người yêu một địa điểm phù hợp để vui chơi vào dịp Tết thì Pasta Fresca Saigon là một trong những địa điểm mà bạn không thể bỏ qua. Với sự đặc biệt trong từng món ăn, những món ăn đậm chất ẩm thực châu Âu sẽ hiện lên trong khung cảnh vô cùng lãng mạn. Và đó chắc chắn là một trong những sự trải nghiệm vô cùng tuyệt vời mà bạn có thể mang đến cho những người mà mình yêu thương. Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn và đặt bàn sớm nhất bạn nhé!

Posted in Blog
Write a comment

Contact now